- Tuổi xuất hiện: Có thể xuất hiện ngay hoặc trong giai đoạn phôi thai, có thể nhìn thấy sau vài tuần sinh.
- Số lượng: Vết bớt bẩm sinh có thể có một hoặc nhiều vết, rải rác hoặc tập trung một chỗ.
- Kích thước: Các vết bớt sắc tố bẩm sinh có kích thước khác nhau. Đó có thể chỉ là một chấm nhỏ vài centimet, nhưng cũng có thể là một mảng sắc tố lớn. Xung quanh các vết bớt lớn có thể có thêm các vết bớt nhỏ gọi là vết bớt “vệ tinh”.
- Màu sắc: Bớt bẩm sinh có màu sắc đa dạng. Phổ biến nhất là các vết bớt màu đen, vết bớt màu nâu sẫm, nâu nhạt… Trên các vết bớt bẩm sinh có thể có hoặc không có lông.
- Sự phát triển: Các nốt tăng sắc tố bẩm sinh thường cao hơn bề mặt da và sần sùi. Bớt có thể tự biến mất theo thời gian, nhưng đa số là không tự biến mất. Trong một số trường hợp, vết bớt có thể sâu hơn, đậm hơn, lan rộng và làm kém thẩm mỹ hơn.
Các vết bớt hoàn toàn lành tính, không có tế bào ung thư. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải loại bỏ các vết nám bẩm sinh, nhất là những vết bớt ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân… để tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

Các loại bớt sắc tố bẩm sinh phổ biến
- Bớt cà phê sữa: Đây là những mảng tăng sắc tố màu nâu đậm với đường viền rõ ràng và có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Vết bớt có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc vài tháng sau khi sinh. Điều trị bằng laser loại vết bớt này có tác dụng rất tốt, không đau và không để lại sẹo.
- Bớt Ota: Các mảng tăng sắc tố màu xanh đen hoặc nâu xám ở một bên, phân bố dọc theo các dây thần kinh mặt (gò má, má, quanh mắt, trán…). Nó thường xuất hiện khi mới sinh và phổ biến ở nữ hơn nam.