Lăn kim trị mụn được xem là công nghệ mới được đưa vào công nghệ làm đẹp phổ biến những năm gần đây. Lăn kim được biết đến là một phương pháp giúp hỗ trợ giảm các tình trạng mụn, se khít lỗ chân lông, trị sẹo,… vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, liệu lăn kim có tốt không? Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Tổng quan về phương pháp lăn kim
Thực tế, phương pháp lăn kim còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như vi điểm, tăng sản sinh collagen cho da. Lăn kim là việc dùng thiết bị được cấu tạo gồm một con lăn kết hợp với mũi kim nhỏ di chuyển liên tục trên bề mặt da trong thời gian quy định.

Việc sử dụng phương pháp lăn kim này chính là cố tình tạo các tổn thương giả nhằm kích thích sản sinh các tế bào collagen mới và elastin tăng sự đàn hồi, ngừa lão hóa,… Do đó, lăn kim được đánh giá là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng bởi hiệu quả và chi phí hợp lý.
Ngoài ra, phương pháp này muốn đạt được hiệu quả tối ưu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ và các sản phẩm hỗ trợ khi điều trị. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp này bạn nên lựa chọn những nơi uy tín, được nhiều người sử dụng và đánh giá để tình trạng da của bạn được cải thiện tốt nhất sau vài lần thực hiện.
Lăn kim trị mụn là gì?
Lăn kim là một liệu pháp đưa các mũi kim nhỏ li ti di chuyển trên bề mặt da có tác dụng tạo tổn thương giả để ức chế sự sản sinh tế bào mới giúp điều trị các khuyết điểm trên da như mụn trứng cá, sẹo, thâm,… Phương pháp này trở nên thông dụng nhờ hiệu quả vượt trội mà nó mang lại.
Hiện nay, có nhiều thiết bị được sử dụng cho phương pháp này, nhưng có 3 thiết bị được sử dụng phổ biến nhất như:
- Dermarollers: được thiết kế dưới dạng con lăn gồm một tay cần và một vòng quay xi lanh với khoảng 200 kim nhỏ.
- Dermapen: với thiết bị này có dạng như một cây bút với đầu tròn có nhiều kim, bên trong được trang bị động cơ điện nhẹ giúp đầu kim di chuyển lên xuống bề mặt da.
- Edermastamps: ở thiết bị này xuất hiện một đầu lớn và nhiều kim hơn. Thiết bị này có thể có động cơ hoặc không có động cơ, quy trình hoạt động tương đối giống với máy xâm nhưng sử dụng nhiều kim hơn.
Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim
Phương pháp lăn kim trị mụn sẽ dựa vào cơ chế tự lành vết thương của cơ thể, do vậy mà khi lăn kim, xuất hiện tổn thương giả sẽ gửi tín hiệu đến hệ thần kinh để thiết lập quá trình phục hồi vùng da đang bị hư tổn. Nhờ vậy, các mô liên kết collagen, elastin tăng mạnh mẽ hơn giúp khả năng phục hồi trở nên nhanh chóng.

Ngoài ra, lăn kim lên bề mặt da sẽ để lại các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt da tương tự như lỗ chân lông. Chính nhờ các lỗ nhỏ này đóng vai trò là đường dẫn giúp hấp thụ các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong da một cách dễ dàng.
Đối với làn da mụn khi thực hiện phương pháp lăn kim các kỹ thuật viên sẽ đưa kết hợp các tinh chất trị mụn đưa vào làn da nhằm khắc phục tình trạng mụn, đẩy nhanh cồi mụn ra ngoài, khô cồi và phục hồi làn da tổn thương hiệu quả hơn. Đặc biệt, cơ chế này còn giúp tái tạo vùng da đang bị thâm mụn, lấp đầy vùng da bị sẹo, se khít lỗ chân lông, chống lão hóa giúp da căng mịn rạng ngời.
Các cấp độ của lăn kim trị mụn
Lăn kim trị mụn được nhiều người sử dụng để giúp cải thiện làn da. Theo các chuyên gia về da liễu cho hay thì phương pháp lăn kim được chia thành 2 cấp độ chính như sau:
Lăn kim nông
Khi lăn kim nông, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành dùng đầu kim siêu nhỏ đưa trực tiếp lên trên bề mặt da. Việc lăn kim nông có tác dụng làm kích thích sự sản sinh collagen và giúp lấp đầy vùng da bị tổn thương sâu trong tầng biểu bì một cách hiệu quả. Lăn kim nông không chỉ sản sinh tế bào mới mà nó còn giúp da trắng sáng và khỏe hơn.
Lăn kim sâu
Đối với cơ chế lăn kim sâu sẽ gây tổn thương giả sâu trong da giúp làm mờ các nốt mụn sưng viêm lâu năm. Phương pháp lăn kim sâu thích hợp cho việc điều trị các vùng da mụn sưng, bị sẹo lâu năm.
Trường hợp nào nên và không nên lăn kim trị mụn?
Bên cạnh tìm hiểu về phương pháp lăn kim thì bạn cần xem xét kỹ lưỡng trường hợp nào nên và không nên thực hiện phương pháp lăn kim trị mụn.

Trường hợp nên lăn kim trị mụn
Theo các bác sĩ da liễu cho biết không phải tất cả các trường hợp đều có thể sử dụng phương pháp lăn kim. Chỉ có một vài đối tượng nằm trong phạm vi các tình trạng cho phép sử dụng. Cụ thể các trường hợp nên lăn kim là:
- Da đang mắc phải các loại mụn ở mức độ nhẹ như mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn, mụn trứng cá không sưng viêm, mụn đầu trắng,…
- Các vấn đề về sẹo thâm, sẹo rỗ lâu năm.
- Làn da sần sùi, xuất hiện nhiều tế bào chết, lỗ chân lông to
- Da có nhiều vết sạm, nám, loang lổ, màu da không đều.
- Làn da bắt đầu có nguy cơ lão hóa, xuất hiện nhiều vết nhăn, vết chân chim,…
Trường hợp không nên lăn kim trị mụn
Theo các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cho rằng bên cạnh các trường hợp được thực hiện bằng phương pháp lăn kim trị mụn thì vẫn tồn tại một số không được sử dụng phương pháp này. Nếu các đối tượng bị hạn chế nhưng vẫn cố chấp thì có thể xảy ra các hậu quả đáng tiếc. Cụ thể như sau:
- Da quá mỏng, lộ đường gân xanh và các mao mạch hiện rõ.
- Da bị viêm nhiễm nặng do dị ứng hoặc là bị nhiễm corticoid.
- Da nhạy cảm quá mức do thiếu collagen và mắc phải các bệnh lý khác.
- Da gặp phải tình trạng mụn viêm nặng, mụn mủ, mụn bọc khối lớn.
- Người dễ bị dị ứng bởi các sản phẩm hỗ trợ hoặc bị kích ứng với các hoạt chất.
Công dụng của lăn kim trị mụn
Lăn kim trị mụn ngoài khả năng trị các loại mụn trứng cá, lấp đầy sẹo lõm, mờ thâm sạm, se khít lỗ chân lông,… thì ở phương pháp này còn mang lại một số tác dụng hiệu quả bao gồm:
- Hỗ trợ giảm mụn ẩn nằm sâu dưới bề mặt da.
- Giúp làm trắng sáng, mịn màng và ngăn ngừa tình trạng nhăn nheo lão hóa.
- Tăng khả năng đàn hồi của da tốt hơn, loại bỏ các tế bào chết trên da.
- Kết quả duy trì lâu dài.
Ngoài công dụng về điều trị đa dạng các vấn đề về da thì chi phí cho phương pháp này tương đối ổn định so với các hình thức làm đẹp công nghệ khác. Nhìn tổng quan thì phương pháp này đáp ứng được hầu hết các khuyết điểm về da. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp xảy ra ngoài ý muốn chủ yếu là do không tuân theo chỉ định của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phương pháp lăn kim.
Lăn kim trị mụn có tốt không?
Để việc lăn kim trị mụn thực sự mang lại hiệu quả tốt nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da hiện tại của mỗi người, cơ địa, kỹ thuật lăn kim của chuyên viên, công cụ và địa chỉ. Do đó, các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp như sau:
Về phương pháp và công cụ lăn kim
Lăn kim trị mụn sẽ tạo ra tổn thương giả trên bề mặt da, tuy nhiên tác động của chúng diễn ra khá nhẹ nhàng. Khi lăn cùng với chiều dài lưỡi kim siêu mảnh chỉ từ 0.5 đến 1.5mm nên không có khả năng làm vỡ các tế bào da và cũng không gây hại đến da.

Về mức độ tổn thương thì lăn kim đạt ở ngưỡng cho phép không ảnh hưởng nhiều đến da. Ngoài ra, lăn kim còn hỗ trợ điều trị mụn dứt điểm và đạt hiệu quả tốt nhất. Vì thế, về phương pháp và công cụ lăn kim tốt cho việc điều trị mụn.
Về cơ địa và tình trạng da
Đối với một số tình trạng không được bác sĩ da liễu khuyến khích sử dụng phương pháp lăn kim có thể là do tình trạng da và cơ địa, cụ thể như sau:
- Da giãn mao mạch, gân xanh nổi thành nhiều mảng, da mỏng và nhạy cảm.
- Da đang bị các vấn đề về mụn viêm, mụn nhọt, mụn bọc sưng to có dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh.
- Da bị nhiễm corticoid, chì hoặc bị kích ứng bởi các tác động gây tổn thương da.
- Những người mắc phải chứng máu đông, tiểu đường, tim mạch nên tránh sử dụng phương pháp lăn kim.
- Những ai có nhiều sẹo lồi lâu năm, mụn cóc lớn, nốt ruồi nổi trên bề mặt da thì không nên lăn kim.
Đặc biệt, những mẹ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng phương pháp lăn kim để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Về địa chỉ
Lăn kim trị mụn để đạt được kết quả như ý muốn thì bạn nên ưu tiên lựa chọn một nơi uy tín, chất lượng để thực hiện phương pháp này. Để có thể trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi lăn kim để trị mụn có tốt không? Yếu tố chọn cơ sở làm dịch vụ lăn kim quyết định 90%. Vì hiện nay có rất nhiều cơ sở không đủ điều kiện, không được Bộ Y Tế cấp phép nhưng vẫn cố tình thực hiện cho khách hàng.\
Cách để bạn nhận diện một cơ sở kém uy tín có thể là cơ sở vật chất kém chất lượng, cơ sở vật chất kém, máy móc cũ kỹ không đảm bảo an toàn, điều kiện vô trùng dụng cụ không tốt và tay nghề kỹ thuật viên không chuẩn xác có thể gây các rủi ro đáng tiếc. Do đó, bạn nên lựa chọn một địa chỉ đạt yêu cầu của Bộ y Tế để thực hiện tránh vì một lỗi lầm nhỏ mà gây tổn thương lớn cho làn da.
Các lưu ý khi tiến hành lăn kim trị mụn
Lăn kim không thích hợp để trị mụn trứng cá đỏ nhưng điều trị tình trạng da bị mụn ẩn thì khá hiệu quả. Bạn nên lưu ý một số điều khi chăm sóc da sau lăn kim để đạt được kết quả như mong muốn:
Vệ sinh da nhẹ nhàng sau khi lăn kim
Sau khi tiến hành lăn kim, da roi vào trạng thái mỏng và dễ nhạy cảm, ửng đỏ. Đặc biệt, để làm sạch da vào điểm này bạn không nên dùng sữa rửa mặt có chất hóa học gây tổn thương da, mà thay vào đó là nên làm sạch bằng nước muối sinh lý. Sau 3 ngày lăn kim, da đã bắt đầu khô lại lúc này bạn có thể rửa mặt với nước nhưng không được chà mạnh tránh gây trầy xước.
Chăm sóc da bằng các loại kem phục hồi
Sau khi thực hiện xong phương pháp lăn kim, các bác sĩ sẽ tư vấn và kê cho bạn các loại kem phù hợp để giúp da phục hồi nhanh hơn. Vì thế, bạn nên tuân thủ theo lộ trình của bác sĩ để sớm mang lại kết quả tối ưu nhất.
Bảo vệ da khỏi tia UV bằng kem chống nắng
Ở tuần đầu tiên sau khi tiến hành lăn kim xong, bạn tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào. Do đó, lúc này bạn nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Sau 1 tuần, bạn có thể dùng mỹ phẩm dưỡng da và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 mỗi ngày để tránh gây ra các hiện tượng xấu đến da.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài việc chăm sóc và dưỡng da từ bên ngoài thì bạn cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ sâu bên trong bằng việc ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, protein có tác dụng phục hồi vết thương. Ngoài ra, nên kiêng trong 1 tháng đầu các thực phẩm như rau muống, thịt bò, hải sản, chất kích thích,… để tránh để lại các vết sẹo gây mất thẩm mỹ.
Câu hỏi thường gặp khi lăn kim trị mụn
Ngoài việc tìm hiểu các thông tin về lăn kim, vẫn còn một số câu hỏi liên quan cần được giải đáp như sau:
Lăn kim có đau không?
Lăn kim là phương pháp làm đẹp xâm lấn nhẹ trên bề mặt da, trong quá trình lăn kim các chuyên viên sẽ tiến hành ủ tê nên bạn sẽ còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, sau khi đã hết thuốc tê thì sẽ gây một chút cảm giác nhói, tê và hơi đau. Nhưng đừng quá lo lắng vì cơn đau này nằm trong ngưỡng chịu đựng và cơn đau sẽ giảm dần sau thời gian từ 2 đến 3 ngày.
Vết thương lăn kim bao lâu thì lành?
Sau khi lăn kim bao lâu thì lành vết thương là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Có lẽ, vết thương sau lăn kim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da, độ tuổi, cơ địa cách dưỡng da của mỗi người.
Thông thường, da sẽ xuất hiện vết đỏ hồng ở vị trí đã được lăn kim nhưng bạn cứ an tâm vì sau 2 ngày da sẽ hồi phục lại như bình thường. Sau khoảng 1 tuần tiến hành lăn kim thì da sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc nhẹ, các vùng bị mụn bắt đầu gom cồi và khô lại. Vì vậy mà làn da trông sẽ mịn màng hơn, đặc biệt không được dùng tay cạy các lớp da bong tróc mà để chúng bong theo bản chất tự nhiên.
Khi đã bong tróc hoàn toàn làn da bắt đầu trở lại với giai đoạn hồi phục. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng thời gian da lành sau khi lăn kim trị mụn là từ 4 đến 8 tuần tùy vào độ tuổi. Nếu độ tuổi từ 20 đến 25 thì thời gian lành vết thương từ 4 đến 5 tuần, tuy nhiên từ 25 đến 30 thì phải mất đến 6 – 7 tuần và trên 30 tuổi thì thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn lên đến 8 tuần.
Làn da sau khi lăn kim trị mụn sẽ như thế nào?
Làn da sau khi lăn kim thường có hiện tượng đỏ tấy và bị kích ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là một vết thương nhỏ do lăn kim trên bề mặt da gây ra. Do đó, da của bạn thường sẽ bị nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh mặt trời, bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ tốt nhất cho làn da.
Sau khi lăn kim thì các tế bào mới hình thành và hoạt động khá nhanh, vì thế bạn sẽ nhanh chóng thấy được kết quả chỉ sau vài tuần. Để duy trì làn da mịn màng thì bạn nên điều trị theo lộ trình đã đề ra lúc đầu với bác sĩ.
Có nên tự lăn kim tại nhà?
Lăn kim là một thủ tục được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và được hội đồng y khoa cấp chứng nhận. Có một số trường hợp, vì để tiết kiệm tiền họ đã chọn giải pháp lăn kim tại nhà. Đây là sự lựa chọn không có nhiều sự đau đớn, tuy nhiên sẽ không nhận được kết quả như mong đợi như việc bạn làm tại các cơ sở có chuyên môn cao.
Để đảm bảo cho làn da về lâu dài thì bạn nên tìm đến các cơ sở đạt chuẩn y khoa để thực hiện phương pháp lăn kim trị mụn, việc này sẽ tốt hơn khi bạn tự làm ngay tại nhà. Nếu tự thực hiện tại nhà không đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng cách và chăm sóc không theo tiêu chuẩn có thể gây ra một số biến chứng khó lường cho làn da. Do đó, hãy tìm đến các cơ sở phòng khám đạt chất lượng, uy tín tốt nhất để có thể trải nghiệm một phương pháp an toàn và hiệu quả nhất nhé.
Kết luận
Bài viết trên là một số thông tin được tổng hợp khá cụ thể về lăn kim trị mụn có tốt không và mang lại kết quả như thế nào sau điều trị. Với những giải đáp chi tiết ở trên có thể giúp đưa ra quyết định đúng đắn nhất trước khi sử dụng dịch vụ này. Hy vọng những gì được chia sẻ phần nào cung cấp một số kiến thức bổ ích đến bạn.
Bài viết được biên tập bởi: Thammysbeauty.vn