Nguyên nhân gây mụn là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng mụn?

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy khó chịu vì làn da xuất hiện quá nhiều mụn. Tuy vậy bạn lại luôn mong muốn mình sẽ có làn da đẹp, láng mịn. Thế thì hãy cũng Phòng khám Da liễu S Beauty tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn để biết cách phòng tránh nhé. 

Mụn là gì? 

Mụn là một bệnh về da mà ai cũng sẽ từng gặp. Mụn thường xuất hiện ở mặt, lưng, ngực, cổ, cằm… với nhiều dấu hiệu khác nhau như sưng tấy đỏ, bọc mủ, ngứa và đau. 

Nguyên nhân gây mụn
Nguyên nhân gây mụn

Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do hoạt động của nội tiết tố, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn lỗ chân lông…  

Giữ sạch da là một trong những yêu cầu cốt lõi để giúp cho làn da sạch mụn. Nhưng nếu rửa mặt quá nhiều, bạn sẽ vô tình đang làm mất đi lớp dầu tự nhiên để bảo vệ làn da. Điều này khiến da dễ bị kích ứng, nhiễm khuẩn từ đó làm cho mụn dễ xuất hiện.

Nguyên nhân gây ra mụn là gì?

Các nguyên nhân gây mụn bao gồm: da tiết nhờn quá nhiều, tắc nghẽn lỗ chân lông và tế bào chết; da bị nhiễm khuẩn; viêm da; chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm. Tình trạng mụn có thể nặng hơn do một số lý do dưới đây:

  • Do nhiễm trùng: vi khuẩn P. acne (Propionibacterium acnes) là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá thông thường, trong khi vi khuẩn demodex là nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ.
  • Nội tiết tố không ổn định: Nguyên nhân khiến tuổi dậy thì cả nam và nữ dễ bị mụn nhất, mụn ẩn là một vấn đề do nội tiết tố gây ra. Tuy nhiên không ít người đã qua độ tuổi này thì vẫn tiếp tục bị mụn do nội tiết tố cơ thể không ổn định, bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: chế độ ăn uống không tốt, sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc do thời kỳ mang thai, kinh nguyệt,…
  • Nội tiết tố thay đổi thường kích thích tuyến bã nhờn phát triển nhiều dầu nhờn hơn, kết hợp với tế bào da chết và bụi bẩn là nguyên nhân gây mụn ẩn. Nhờn tiết ra nhiều, cùng với việc chăm sóc da không đúng, không kiểm soát có thể dẫn đến nổi mụn. Hormon thay đổi trong giai đoạn dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt sẽ làm tuyến nhờn trên da phát triển mạnh mẽ hơn, làm cho bề mặt da trở nên nhờn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Sử dụng các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone, lithium… cũng có thể là nguyên nhân gây mụn
  • Chế độ ăn: tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate (đường, tinh bột) như bánh mì ngọt, khoai tây chiên, bánh ngọt, nhiều chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…) và đồ cay nóng có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng, stress: sẽ khiến tinh thần đi xuống là một phần không nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt là làn da. Căng thẳng góp phần làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn, và hậu quả là mụn xuất hiện rất nhiều.
  • Chăm sóc da không đúng cách: da không được vệ sinh sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, da suy yếu dễ nổi mụn.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: mỹ phẩm giúp chúng ta bảo vệ làn da và cung cấp các chất dưỡng ẩm cho da nhưng việc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc mỹ phẩm không phù hợp trong thời gian dài sẽ khiến làn da dễ kích ứng, gây bít tắc lỗ chân lông và từ đó hình thành mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng và yếu dần đi từ đó là nguyên nhân gây mụn “nằm” trên da.

Triệu chứng dấu hiệu của từng loại mụn 

Mụn có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây mụn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng, mụn được chia thành nhiều loại mụn khác nhau: 

Mụn trứng cá thông thường (mụn đầu trắng)

Mụn trứng cá thông thường
Mụn trứng cá thông thường

Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây mụn trứng cá là do bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, lâu dần gây viêm, nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn. Mụn trứng cá gây khó chịu trên da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.

Mụn ẩn 

Mụn ẩn là mụn mọc ở sâu dưới nang lông, không gây viêm sưng, không đau nhức. Nhận biết mụn ẩn bằng các nốt mụn nhỏ li ti, mọc theo từng cụm và lan rộng theo các khu vực xung quanh khiến bề mặt da sần sùi. Mụn ẩn rất khó để phát hiện, cách đơn giản nhất là sờ lên da, nếu thấy có cảm giác thô ráp và gồ ghề, khả năng cao đó là mụn ẩn.

Mụn ẩn
Mụn ẩn

Ngoài ra mụn ẩn có thể phát hiện qua soi da. Mụn ẩn thường mọc ở vùng trán, hai bên má và dưới cằm, do đây là vùng da dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Mụn ẩn tuy không gây sưng viêm như những loại mụn khác nhưng nếu không biết chăm sóc và xử lý đúng cách, mụn có thể gây viêm, sưng và để lại vết thâm lâu, khó điều trị. Nếu biết chăm sóc da đúng cách thì mụn ẩn sẽ tan và biến mất.

Mụn bọc 

Mụn bọc hình thành dưới da và không giống như các loại mụn đầu trắng, đầu đen, mụn bọc phát triển dưới bề mặt da. Một số mụn bọc mọc hình thành từ những ổ áp xe nhỏ của vùng nang lông tuyến bã nhờn và bùng phát tạo nên các nốt to viêm đỏ sưng tấy và đau, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Mụn bọc thường xuất hiện ở trên mặt, lưng hoặc ngực.

Mụn cám

Mụn cám là mụn nhỏ hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn kèm với bã nhờn và bụi bẩn. Mụn cám thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá, thường mọc theo vùng và khiến da mặt sần sùi, gồ ghề. Nếu chăm sóc da không đúng cách, tự ý nặn mụn có thể khiến sưng đỏ, viêm, đau…

Mụn đầu đen 

Mụn đầu đen 
Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên nền mụn trứng cá, do lỗ chân lông bị hở (còn gọi là nhân trứng cá hở) và mụn bị oxy hóa nên đầu mụn bị đen (vì vậy được gọi là mụn đầu đen). Mụn đầu đen là tình trạng mụn nhẹ, hình thành trên mặt, lưng, ngực, cổ, cánh tay, vai…

Mụn mủ 

Mụn mủ là dạng viêm da gây nổi nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ (nhờn, tế bào chết, vi khuẩn…). Mụn mủ nhìn giống mụn nhọt nhưng nhọt có kích thước lớn hơn và viêm tấy mô nhiều hơn hơn. Chúng thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt như: cằm, mũi, má, trán, quai hàm, thái dương, nách, háng… Mỗi vị trí mọc của mụn mủ biểu hiện một vấn đề về sức khỏe nhất định. Mụn mủ nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe.

Trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở xung quanh mũi và miệng, gây sưng đau và ngứa. Mụn xuất hiện thường do bất thường trong kiểm soát vận mạch,  suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, tăng ký sinh trùng ở nang lông, rối loạn chức năng kháng khuẩn, chế độ ăn nhiều đồ ngọt cay nóng, lạm dụng các thuốc amiodarone, corticosteroid… Mụn trứng cá đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như mũi cà chua (sưng đỏ ở mũi), đỏ da, phù mắt…

Hướng dẫn chăm sóc da mụn đúng cách

Rửa mặt đúng cách 

Giữ cho bề mặt da luôn sạch sẽ, khô thoáng là giải pháp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả nhất. Nên rửa mặt 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Sau một ngày trở về nhà, nên dùng sản phẩm tẩy trang để làm sạch da trước tiên, lấy sạch khói bụi bám trên da, sau đó rửa mặt lại lần nữa với sữa rửa mặt. Điều này làm thông thoáng và dịu da, giảm sự khó chịu mụn đem đến.

Làm sạch da mặt đúng cách

Đây là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng cũng là bước trị mụn ẩn chính, đó là bạn cần làm sạch da đúng cách. Cần loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết dưới da để lỗ chân lông luôn thông thoáng.

Bí quyết làm sạch da là cần tẩy trang kỹ sau khi dùng kem chống nắng hoặc mỹ phẩm, ngoài ra lựa chọn sữa rửa mặt sạch phù hợp vào buổi sáng và buổi tối. Tẩy da chết vật lý và hóa học có thể dùng 1 – 2 lần mỗi tuần, tình trạng mụn ẩn sẽ dần được cải thiện.

Cấp nước, cấp ẩm đủ cho da

Việc da thiếu độ ẩm là nguyên nhân gây tiết nhờn nhiều hơn, vì thế điều đầu tiên để điều trị mụn ẩn là cấp đủ nước cho da. Làn da có cơ chế tự cân bằng và làm sạch, tạp chất và bụi bẩn cũng sẽ được loại bỏ tốt hơn. Từ đó làn da trở nên mịn màng, giảm mụn ẩn hơn.

Hạn chế trang điểm

Trong các sản phẩm trang điểm chứa nhiều loại chất hóa học có khả năng gây tổn thương da, đặc biệt là da đang yếu và nhạy cảm do mụn. Lớp trang điểm sẽ khiến lỗ chân lông không được sạch, thoáng tạo điều kiện cho mụn trở nên nặng hơn.

Vì vậy, nếu không cần thiết thì không nên trang điểm hoặc chỉ sử dụng những sản phẩm trang điểm chiết xuất thiên nhiên lành tính, đã qua kiểm định và đảm bảo sử dụng được cho da nhạy cảm.

Chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống điều độ là cách chăm sóc da mụn từ bên trong đơn giản nhưng lại hiệu quả cao. Việc chú trọng đến bữa ăn hàng ngày, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp như ý và hạn chế nhiều nguyên nhân gây ra mụn.

Bổ sung rau củ, trái cây và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng mụn. Nó có tác dụng làm dịu da, chống lão hóa và bảo vệ da trước các tác hại của môi trường bên ngoài.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Sức khỏe làn da nói lên một phần chế độ ăn uống của bạn có tốt hay không. Hãy ưu tiên nạp vào cơ thể thực phẩm phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất và acid béo tốt,… Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, caffeine và đường để làn da khỏe mạnh từ bên trong.

Kiểm soát căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng

Điều cuối cùng trong điều trị mụn ẩn dưới da là kiểm soát tinh thần căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, cần giảm stress trong ngày dài làm việc. Bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra mối lo lắng và tìm cách giải quyết chúng, ngoài ra, giấc ngủ và các bữa ăn đều đặn cùng với tập thể dục hàng ngày sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn.

Tẩy tế bào chết định kỳ

Lớp da chết sẽ cản trở da hấp thụ dưỡng chất và khiến lỗ chân lông bị bít tắc sinh mụn. Loại bỏ lớp da chết này sẽ  hạn chế nguyên nhân gây mụn, đem lại bề mặt da thoáng sạch, dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hoặc sản phẩm điều trị.

Kết luận 

Bài viết đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân gây mụn phổ biến hiện nay. Qua bài viết Phòng khám Da liễu S Beauty hi vọng ã mang đến cho bạn thêm về thông tin nguyên nhân gây mụn để bạn có thêm cách chăm sóc da hiệu quả để luôn có làn da đẹp và khỏe mạnh. 

Bài viết được biên tập bởi: Thammysbeauty.vn

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN